NỘI DUNG

06/09/2024
Lượt xem

Cách tạo theme WordPress Bootstrap đơn giản nhất

06/09/2024
[vnx_reading_time rule="220"]phút đọc[/vnx_reading_time]
Lượt xem
Ngày đăng:06/09/2024
Lượt xem

Đánh giá

Bootstrap là framework phổ biến được các lập trình viên sử dụng để tạo theme và phát triển website. Bootstrap giúp việc thiết kế giao diện và phát triển trang web trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn, đồng thời, cung cấp nhiều thành phần cơ bản để thiết kế. Trong bài viết này, Vietnix sẽ hướng dẫn bạn cách tạo theme WordPress Bootstrap đơn giản, dễ thực hiện nhất. 

Điều kiện để tạo theme WordPress bằng Bootstrap

Dưới đây là các điều kiện để tạo theme WordPress với Bootstrap

  • Biết cách tải và cài đặt WordPress thành công trên localhost
  • Biết cách sử dụng PHP cơ bản. 
  • Nắm vững các kiến thức về HTMLCSS
  • Có thể tạo domain wordpress.local.
  • Hiểu cấu trúc template hierarchy của WordPress. 
Điều kiện để tạo theme WordPress bằng Bootstrap
Điều kiện để tạo theme WordPress bằng Bootstrap

1. Chuẩn bị môi trường

Đầu tiên, bạn cần tiến hành cài đặt WordPress, đảm bảo cài đặt phiên bản mới nhất của WordPress. Sau đó, bạn tải về và cài đặt Bootstrap tại trang chính thức https://getbootstrap.com/ hoặc dùng các phiên bản Bootstrap từ các nguồn thứ ba (ví dụ: BootstrapCDN). 

Tải Bootstrap từ nguồn BootstrapCDN
Tải Bootstrap từ nguồn BootstrapCDN

2. Tạo thư mục theme

Tiếp theo, bạn tạo một thư mục mới để chứa theme mới tại thư mục wp-content/themes của cài đặt WordPress và đặt tên cho nó. 

3. Tạo tệp style.css

Tại thư mục chủ đề vừa tạo, bạn tạo thêm một tệp với tên style.css. Đây chính là tệp sơ đồ của theme và bạn cần thêm các thông tin cơ bản về chủ đề tại đây. 

Đoạn code sẽ có dạng: 

/*
Theme name: Tên chủ đề
Theme URI: URL trang web 
Author: Tên tác giả
Author URI: URL tác giả
Description: Mô tả chủ đề
Version: 1.0
License: Giấy phép 
License URI: Đường dẫn giấy phép 
Tags: Thẻ
*/

4. Tạo tệp template

Tại thư mục theme, bạn cần tạo các tệp template cho trang chủ, trang danh mục, trang bài viết chi tiết và các trang khác. Để thiết kế giao diện của từng trang con bằng Bootstrap, bạn cần dùng mã HTML và CSS để thực hiện. 

5. Tạo file functions.php

Trong thư mục theme, bạn tạo file functions.php để đăng ký và cấu hình các chức năng của chủ đề. Tại file function.php, bạn có thể thiết lập các tính năng cơ bản như hỗ trợ dịch, tùy chỉnh ảnh đại diện, menu, title tag và một số tính năng khác. 

6. Tùy chỉnh và kết hợp Bootstrap

Đến bước này, bạn sẽ bắt đầu tùy chỉnh và ứng dụng Bootstrap vào các tệp template. Với Bootstrap, bạn có thể tạo ra các theme đáp ứng nhu cầu cụ thể của mình. Đồng thời, bạn cần kiểm tra lại xem mình đã kết nối tệp CSS và Javascript của Bootstrap vào tệp header.php chưa. 

Tùy chỉnh và ứng dụng Bootstrap vào các tệp template
Tùy chỉnh và ứng dụng Bootstrap vào các tệp template

7. Kiểm tra và tối ưu hóa

Như vậy, bạn đã hoàn thành được cơ bản việc tạo theme WordPress bằng Bootstrap. Tiếp theo, bạn cần kiểm tra giao diện vừa tạo trên nhiều loại trình duyệt và thiết bị khác nhau để đảm bảo tính tương thích. Đồng thời, tối ưu hóa theme để trang web đạt được tốc độ tải trang tốt nhất và tối ưu về mặt SEO

8. Kích hoạt và sử dụng theme

Để kích hoạt theme, bạn vào bảng điều khiển của WordPress tại mục Appearance > Theme (Chủ đề). Lúc này, bạn đã có thể bắt đầu sử dụng theme của bạn để tạo các trang WordPress theo nhu cầu của mình. 

Câu hỏi thường gặp

Có những cách nào để tối ưu hóa hiệu suất của theme WordPress sử dụng Bootstrap?

Một số cách tối ưu hóa hiệu suất của theme WordPress sử dụng Bootstrap: 
– Tối ưu hóa mã Bootstrap.
– Tối ưu hóa hình ảnh.
– Tối ưu hóa mã HTML. 
– Tối ưu hóa mã Javascript.
– Sử dụng plugin Caching.
– Chọn Hosting tốt.
– Tối ưu hóa các cơ sở dữ liệu.

Những lưu ý quan trọng khi tạo theme WordPress bằng Bootstrap để tránh xung đột với các plugin hoặc theme khác?

Để tránh xung đột với các plugin hoặc theme khác, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:
– Cần đặt tên Class và ID cẩn thận, tránh trùng lặp, tuân thủ các quy tắc đặt tên. 
– Quản lý CSS và Javascript.
– Nắm rõ vòng đời của WordPress.
– Sử dụng Child Theme.
– Kiểm tra tính tương thích với nhiều trình duyệt, thiết bị.  
– Viết code rõ ràng, có cấu trúc, ứng dụng các hàm helper và chú thích code chi tiết và cụ thể. 

Lời kết

Bootstrap là một trong những framework được ứng dụng phổ biến trong việc thiết kế giao diện website và phát triển các trang web nhờ những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Sử dụng Bootstrap giúp bạn tạo nên các trang web phù hợp với nhu cầu của bản thân mà vẫn thân thiện với các loại trình duyệt và thiết bị. Thông qua bài viết, hy vọng bạn đã nắm được cách tạo theme WordPress bằng Bootstrap và có thể ứng dụng vào việc thiết kế website của bạn. 

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

Thất vọng

Chưa hữu ích

Bình thường

Hữu ích

Rất hữu ích

Lê Nam

WordPress Expert
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
khuyến mãi tháng 4
Khi mua Hosting/VPS
16/04/2025 - 16/05/2025

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Black Friday Hosting & VPS

Chương trình bắt đầu sau

Giảm giá 40% hosting VPS

50 coupon mỗi ngày

Gia hạn giá không đổi

NHẬN DEAL NGAY

CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Vietnix sẽ luôn cố gắng cải thiện chất lượng dịch vụ mỗi ngày

ĐÓNG

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

Thất vọng

Chưa hữu ích

Bình thường

Hữu ích

Rất hữu ích